Apparel Brand
This is a website design for a company in the garment industry, expertly crafted by ALIVE Vietnam.
Alive Vietnam đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án phát triển trang web đa ngôn ngữ, nhưng trong quá trình này có rất nhiều điều cần chú ý. Bài viết này sẽ chia sẻ một số lưu ý quan trọng khi xây dựng trang web đa ngôn ngữ.
Ví dụ, từ “広告” trong tiếng Nhật chỉ có 2 ký tự nhưng khi chuyển sang tiếng Anh là “Advertisement” với 13 ký tự và tiếng Việt là “quảng cáo” với 8 ký tự. Sự khác biệt này cho thấy các ngôn ngữ như tiếng Nhật hay tiếng Trung thường có xu hướng ngắn gọn hơn so với một số ngôn ngữ khác, dẫn đến việc các ngôn ngữ khác phải sử dụng nhiều ký tự hơn. Do đó, một câu slogan vốn nằm gọn trong khuôn khổ khi viết bằng tiếng Nhật có thể trở nên quá dài và làm hỏng bố cục khi dịch sang ngôn ngữ khác. Điều này đòi hỏi sự điều chỉnh sao cho phù hợp với mỗi ngôn ngữ.
Khi chuyển đổi từ phông chữ tiếng Anh sang phông chữ tiếng Nhật cùng kích thước, thông thường phông chữ tiếng Nhật sẽ hiển thị lớn hơn. Nếu bố cục trông đẹp với phông chữ tiếng Anh, khi chuyển sang tiếng Nhật, các ký tự lớn hơn có thể tạo ra một thiết kế mang lại ấn tượng không cân đối. Đối với các trang web đa ngôn ngữ, cần phải điều chỉnh kích thước phông chữ cho từng ngôn ngữ.
Điều này không chỉ áp dụng cho font chữ tiếng Nhật mà còn cho cả font chữ tiếng Anh. Có những font chữ mà bạn có thể dễ dàng sử dụng trong phần mềm thiết kế, nhưng khi muốn sử dụng chúng như web font thì lại phải trả phí. Đôi khi, bạn có thể không nhận ra điều này trong quá trình thiết kế và chỉ phát hiện ra khi đề xuất với khách hàng hoặc trong giai đoạn mã hóa. Do đó, cần phải chú ý đến vấn đề này.
Khi quản lý trang (bài viết) bằng CMS như WordPress, số lượng bài viết trong CMS cũng tăng theo số lượng ngôn ngữ. Ví dụ, nếu có 3 ngôn ngữ là tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Việt, thì đối với một bài viết tin tức, màn hình quản lý sẽ cần 3 giao diện nhập liệu.
Ngoài ra, có một khía cạnh hơi chuyên môn là có hai cách tiếp cận. Một là có các cột nhập liệu cho ba ngôn ngữ trên một bài viết, hai là coi mỗi ngôn ngữ như một bài viết riêng lẻ, dẫn đến việc một bài viết sẽ được tách ra thành ba bài viết riêng.
Với cách tiếp cận thứ nhất, tức là ba ngôn ngữ trên một bài viết, việc quản lý bài viết sẽ dễ dàng hơn, nhưng cần chuẩn bị tất cả các ngôn ngữ khi công bố bài viết. Mỗi ngôn ngữ đều là cùng một bài viết. Với cách tiếp cận thứ hai, tức là mỗi ngôn ngữ một bài viết, không cần thiết phải công bố tất cả ngôn ngữ cùng lúc và có thể tạo nội dung riêng cho từng ngôn ngữ. Tuy nhiên, số lượng bài viết sẽ tăng rất nhiều, khiến việc quản lý trở nên phức tạp.
Khi chỉ có một ngôn ngữ, việc cập nhật trang web diễn ra suôn sẻ. Giả sử chỉ cần thêm hai dòng văn bản, thì có thể hoàn thành nhanh chóng. Tuy nhiên, khi trang web có nhiều ngôn ngữ, cần phải chuẩn bị văn bản cho từng ngôn ngữ, khiến cho một chỉnh sửa mất công gấp đôi, gấp ba. Hơn nữa, việc thêm tin tức vào CMS cũng dễ dàng nếu chỉ có tiếng Nhật, nhưng khi phải chuẩn bị cho mỗi ngôn ngữ thì công việc cập nhật trở nên phức tạp hơn nhiều so với khi chỉ có tiếng Nhật.
Khi tạo một trang web đa ngôn ngữ, việc chỉ chuẩn bị các trang cho từng ngôn ngữ là chưa đủ; cần phải chỉ định thuộc tính “lang” cho từng ngôn ngữ. Ví dụ, đối với tiếng Nhật, cần sử dụng <html lang=”ja”>, và đối với tiếng Anh, cần sử dụng <html lang=”en”>. Nếu một lập trình viên không biết điều này, có thể họ sẽ không chỉ định thuộc tính “lang”, vì vậy cần chú ý đến điều này.
Hơn 10 năm trước, Alive đã bắt đầu phát triển các trang web đa ngôn ngữ, nhưng ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng “Dịch thuật ở đâu cũng giống nhau” và cố gắng thực hiện với chi phí thấp nhất có thể.
Chúng tôi từng sử dụng một công ty dịch thuật ở Philippines. Sau khi đăng tải trang web mà không kiểm tra kỹ lưỡng tiếng Anh, người bản ngữ đã chỉ ra rằng “Câu văn tiếng Anh hoàn toàn sai lệch”. Sau đó, chúng tôi đã nhờ đến một công ty dịch thuật uy tín hơn, nhưng ngay cả khi nhận được bản dịch từ tiếng Nhật, vẫn có ý kiến cho rằng “Bản dịch không chính xác”.
Kể từ đó, chúng tôi đã nhờ đến những người bạn bản ngữ, những người hiểu rõ cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Trong quá trình dịch, chúng tôi thường nhận được các câu hỏi như “Ý định của câu này là gì?” và nhờ vậy bản dịch trở nên rất tốt.
Hiện tại, chúng tôi đã thiết lập một hệ thống dịch thuật nội bộ, nhưng ngay cả trong trường hợp này, việc hiểu biết về văn hóa lẫn nhau là điều kiện tiên quyết. Mỗi ngôn ngữ đều có những cách diễn đạt, cách nói và danh từ riêng biệt, nếu không nắm rõ mà cứ dịch thì sẽ dẫn đến những sai lệch. Đừng nghĩ rằng “Là người bản ngữ thì sẽ ổn” hay “Là công ty dịch thuật thì sẽ ổn”, hãy sử dụng những dịch giả hiểu biết về văn hóa lẫn nhau và có khả năng giao tiếp tốt.
Khi dịch slogan, có những trường hợp mặc dù bản dịch không sai về mặt ngôn ngữ, nhưng người bản xứ lại không hiểu hết ý nghĩa. Slogan thường chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, nên thường chỉ có “những người thuộc về nền văn hóa đó mới hiểu được”. Do đó, thay vì dịch sát nghĩa nguyên văn, chúng ta nên truyền tải cho người dịch hiểu “Slogan này có ý định gì?”, từ đó sử dụng một cách diễn đạt khác phù hợp hơn để có một bản dịch tốt hơn.
Khi dịch một văn bản, cần phải xem xét liệu văn bản đó đang là nội dung hướng đến thị trường Nhật hay không. Nếu văn bản gốc được đánh vào tâm lý của người Nhật, việc dịch sang ngôn ngữ khác có thể dẫn đến một văn bản không gây ấn tượng mạnh với người bản xứ của ngôn ngữ đó. Nếu mục tiêu là tạo ra doanh thu từ nhiều quốc gia khác nhau thông qua trang web, thì việc dịch thuật cần phải được điều chỉnh phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa của từng quốc gia (hoặc thậm chí viết lại văn bản mới) là điều cần thiết.
Trước đây, chúng tôi đã nhận được yêu cầu từ khách hàng muốn phát hành đồng thời các phiên bản ngôn ngữ khác nhau của một trang web. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ thành công trong việc này. Hầu hết các trường hợp, chúng tôi thường phát hành một phiên bản ngôn ngữ trước, và sau đó mới triển khai các phiên bản ngôn ngữ khác. Việc tạo đồng thời các trang bằng nhiều ngôn ngữ dẫn đến việc khi cần chỉnh sửa, mọi trang trong tất cả các ngôn ngữ đều phải được sửa, gây ra nhiều lãng phí và công sức không cần thiết.
Thông thường, trước hết, một trang web được hoàn thiện bằng một ngôn ngữ, sau đó mới triển khai sang các ngôn ngữ khác. Điều này khiến việc phát hành đồng thời cho tất cả các ngôn ngữ bị trì hoãn đáng kể. Hơn nữa, số lần kiểm tra từ phía khách hàng cũng tăng lên theo số ngôn ngữ. Chẳng hạn, nếu một ngôn ngữ có 10 trang cần kiểm tra, thì với 3 ngôn ngữ, sẽ có 30 trang cần phải xem xét.
Việc khách hàng chuẩn bị các bản dịch cũng thường mất khá nhiều thời gian, và cuối cùng, việc “phát hành một ngôn ngữ trước, sau đó đưa vào đa ngôn ngữ” trở thành giải pháp hợp lý nhất. Alive cũng khuyên khách hàng nên phát hành trước một ngôn ngữ và sau đó chuyển sang phát triển trang web đa ngôn ngữ.
Đây là những điểm cần chú ý khi tạo trang web đa ngôn ngữ, dựa trên kinh nghiệm thực tế của Alive trong việc xây dựng các trang web này. Với những công ty thiết kế chưa từng thực hiện trang web đa ngôn ngữ, họ có thể không hiểu và chưa trãi nghiệm những điều trên. Trong giai đoạn thảo luận, họ có thể nói “Chỉ cần dịch là có thể thực hiện được!”, nhưng trong quá trình sản xuất, có thể xảy ra nhiều khó khăn.
Alive đã thực hiện nhiều trang web đa ngôn ngữ và có đội ngũ biên dịch viên nội bộ, phối hợp chặt chẽ với team thiết kế để tiếp tục quá trình biên dịch. Do đó, việc cung cấp bản dịch chất lượng cao và trang web đa ngôn ngữ là hoàn toàn khả thi. Khi có nhu cầu tạo trang web đa ngôn ngữ, quý khách hàng hãy liên hệ với Alive.
5 - 1 votes
4 - 0 votes
3 - 0 votes
2 - 0 votes
1 - 0 votes
We are ALIVE based in Vietnam
This is a website design for a company in the garment industry, expertly crafted by ALIVE Vietnam.
Đồng yên yếu, lạm phát, tăng thuế, lượng khách du lịch đến Nhật Bản tăng đột biến, sự phát triển nhanh chóng của AI tạo sinh, quan hệ quốc tế với các nước khác, chiến tranh,...
Trong những năm gần đây, thị trường đã bão hòa với các sản phẩm và dịch vụ tương tự, và cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt. Để chiến thắng trong một thị trường đầy cạnh tranh, điều cần thiết là phải tăng nhận thức về thương hiệu trong nhóm khách hàng mục tiêu.
Hãycùngnhau
tạoranhữngđiềutuyệtvời!👋
Talk to us (from 8:00 a.m. to 5:00 p.m. on weekdays)
+84-282-239-0444or Drop us a line, we will get in touch.
Contact UsDownload
Company Profile