Vậy Branding design là gì
Là phương pháp truyền tải thông điệp và khái niệm của thương hiệu bằng thông tin thị giác . Nhờ thông tin thị giác, việc truyền tải nhiều thông điệp có thể thực hiện mà không cần quan tâm đến tuổi tác hay ngôn ngữ.
Vậy thì Branding là gì. Tôi sẽ giới thiệu về lợi ích cũng như mục đích của nó như bên dưới.
Mục đích của Branding
Làm rõ những khái niệm về công ty cũng như sản phẩm, dịch vụ công ty đó cung cấp để giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về giá trị, về đối tượng muốn truyền đạt, hay bối cảnh sử dụng.
Sau khi xây dựng được thương hiệu, thì sản phẩm, dịch vụ của chúng ta sẽ trở thành “Only one” trên thị trường với vô số các đối thủ cạnh tranh khác, ví dụ “Nếu như nói về XXX thì hãy chọn sản phẩm này”, hay “Nếu bạn muốn XXX thì hãy đến chỗ này”.
– Lợi ích khi xây dựng thành công thương hiệu
Với việc tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ có thể cắt giảm lượng lớn chi phí dành cho việc quảng cáo.
Khi người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm thì họ sẽ tiếp tục tìm đến và chọn mua.
Tránh được việc cạnh tranh về giá, tiết kiệm chi phí để đầu tư thêm vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Khi xây dưng thương hiệu, với việc trở thành một “Thương hiệu độc quyền” sẽ giúp chúng ta trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và được ưa chuộng gắn bó lâu dài. Do cũng không còn phải tốn quá nhiều chi phí khác nhau nên chúng ta có thể sử dụng khoản tiền đó cho việc phát triển sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng, để xây dưng thương hiệu ngày càng lớn mạnh.
– Vai trò của thiết kế trong việc xây dựng thương hiệu
Branding design sẽ thống nhất một thiết kế mà tác động trực tiếp đến người tiêu dùng như Logo, trang quảng cáo và Website của thương hiệu, sau đó truyền tải thiết kế đó như là một thông điệp đến họ.
Tất cả các thông tin trực quan sẽ là điểm tác động trực tiếp, nên chính những bao bì sản phẩm, tờ rơi, sách quảng cáo, danh thiếp, không gian cửa hàng.v.v. cũng sẽ có chức năng như là Branding design.
Con người thường tiếp nhận 70-80% thông tin bằng mắt. Vì vậy so với văn bản, các loại thiết kế mà có nhiều ưu điểm hơn trong tốc độ, lượng thông tin, tác động truyền đến não bộ, thì sẽ có thể trở thành phương tiện giao tiếp hiệu quả.
Phương pháp để thành công với Branding design
Để làm được điều này, trước tiên cần phải nắm bắt được hiện trạng của thương hiệu. Điều quan trọng là phải làm rõ được đối tượng và hình ảnh, sau đó bằng việc điều tra thị trường để xác nhận lập trường mang tính khách quan và điều chỉnh phương hướng để tránh đi lệch khỏi lý tưởng đề ra.
Trong quá trình đó điều cần thiết là chúng ta phải cho thấy được khái niệm cốt lõi của thương hiệu. Tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về quá trình thực hiện từ việc trình bày khái niệm cho đến các điểm trong thiết kế.
Trước tiên phải quyết định một “Từ khoá” mà sẽ là chìa khoá quan trọng xuyên suốt từ khi đưa ra khái niệm thương hiệu cho đến khi thiết kế. Khi ngôn ngữ hoá (bằng “Từ khoá”) một khái niệm trừu tượng, giữa những nhân viên sẽ có thể nắm bắt được hình ảnh chung, và có thể thực hiện công việc cũng như đưa ra chỉ thị cụ thể trong quá trình thiết kế.
Khi quyết định “Từ khoá”, từ những ý tưởng đã nghĩ ra hãy chọn ra một từ khoá sẽ là cốt lõi. Và đây chính là thời điểm bắt đầu tạo ra khái niệm thương hiệu。
Làm rõ khái niệm thương hiệu:
Sau khi quyết định “Từ khoá” và tìm được gợi ý cho khái niệm thương hiệu thì bước tiếp theo sẽ là xây dựng khái niệm đó. Khái niệm thương hiệu (Branding concept) là thứ có thể diễn đạt bằng một câu giống như slogan và chỉ bằng cách diễn đạt đơn giản cũng sẽ trở thành một thông điệp mạnh mẽ.
Ví dụ, khái niệm của Starbucks là “Nơi chốn thứ ba”, mang ý nghĩa về một địa điểm khác biệt sau gia đình và chốn công sở. Cả Logo và bầu không khí trong cửa hàng đều mang chung khái niệm này và đạt được nhiều thành công với việc xây dựng thương hiệu.
Truyền đạt khái niệm chính xác cho người thiết kế:
Nếu như chỉ thay đổi mỗi thiết kế thì đó không phải là Branding design. Nếu như không trực quan hoá (thông qua thiết kế) khái niệm cốt lõi của thương hiệu và truyền đạt như là một thông điệp thì sẽ không có ý nghĩa gì cả.
Do đó, người thiết kế cần phải hiểu đúng về khái niệm của thương hiệu. Khi nhờ thiết kế thì việc quan trọng là phải quyết định các yếu tố thiết kế như phối màu, font chữ, hình ảnh.v.v. dựa vào từ khoá và tìm kiếm các tài liệu, website tham khảo để điều chỉnh cho phù hợp với hình ảnh.
Ví dụ thực tế về những thành công trong Branding design
Sau đây, tôi xin giới thiệu với các bạn 3 doanh nghiệp thực hiện Branding design đã lên kế hoạch thiết kế như thế nào để đạt được thành công trong thực tế nhé.
Red Bull
Red Bull là nhà sản xuất nước tăng lực được thành lập tại Áo năm 1978.
Nhờ vào việc in câu slogan “Red Bull chấp cánh cho bạn (Red Bull Gives You Wings)” ngay trên mặt trước của lon nước, chứ không phải quảng cáo y nguyên đặc trưng của sản phẩm như là nước uống tăng lực có chứa cafein, mà doanh nghiệp đã đạt được thành công trong việc tạo ra một cái nhìn độc đáo về thế giới.
Ngoài ra, việc đồng tài trợ cho các sự kiện như thể thao, âm nhạc, trò chơi và nhắm đến đối tượng là người trẻ tuổi cũng có thể xem là một phần của Branding design. Vì vậy, cả đối tượng hướng đến lẫn câu slogan đều mang tính quan trọng không thể thiếu
SMX Search Marketing Expo
SMX Search Marketing Expo là hội nghị mang tầm quốc tế về SEO và Digital Marketing.
Tất cả Logo và Branding design đều được làm mới hoàn toàn. Họ đã thay đổi font chữ từ chữ in đậm, in nghiên sang font chữ tròn với sự tinh tế, sau đó thêm các hình ảnh thể hiện được sự tìm kiếm để thu hút mạnh mẽ những tập thể liên quan đến SEO. Hơn hết, họ đã cho thiết kế Logo đi kèm tên của từng địa điểm tổ chức hội nghị, và nó đóng vai trò hình ảnh chiến lược cho những nơi đó.
Từ việc đổi mới Logo, thì tổ chức này đã thành công trong việc duy trì hình ảnh phù hợp với thương hiệu đi đầu thời đại. Điều mà chúng ta học được từ thương hiệu này đó chính là tầm quan trọng của việc xem xét lại thương hiệu phù hợp với thời đại.
Imabari Towel
Imabari Towel là một thương hiệu sản xuất khăn bông tại Tỉnh Ehime thành phố Imabari.
Khi hậu ôn hoà tại Imabari rất thích hợp cho việc sản xuất khăn bông chất lượng cao và nhờ đó nơi đây đã trở thành khu công nghiệp lớn với khoảng 200 nhà máy. Từ năm 2007, ngành công nghiệp sản xuất khăn bông duy trì hơn 120 năm qua đã chính thức trở thành một thương hiệu mới và cùng với chất lượng sản phẩm vốn có, đã quảng bá thương hiệu với tên gọi là Imabari Towel.
Trong Branding design của Imabari Towel thì thứ mang lại ấn tượng chính là Logo của họ. Với biểu tượng đơn giản cùng 3 màu sắc: Đỏ (tượng trưng cho Nhật bản và niềm đam mê), Xanh dương (tượng trưng cho sự an tâm và tính lịch sử, truyền thống), Trắng (tượng trưng cho sự dịu dàng và trong trắng), cho thấy chính hình ảnh của Imabari Towel và chỉ ra được tầm quan trọng trong việc thống nhất tông màu của Branding design.
Tổng kết
Trong thế giới hiện đại với vô vàn thông tin và sản phẩm thì rất khó để khách hàng có thể tìm được thứ gọi là “Only One” mà họ mong muốn. Để một sản phẩm trở thành “Only One” và được tiếp tục chọn mua thì cần phải được quảng bá thông qua việc xây dựng thương hiệu
Các bạn hãy thử xây dựng thương hiệu mà có thể tạo ra được thế mạnh “Only One” này bằng việc truyền tải chất lượng sản phẩm dưới dạng một thông điệp chứ không dừng lại ở việc trang trí không thôi.