1. People also ask.
Tính năng “People also ask” là một công cụ nhỏ do Google phát triển, nó sẽ xuất hiện trong quá trình chúng ta tìm kiếm. Cách thức hoạt động là: người dùng tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi hoặc chủ đề. Google, như thường lệ hiển thị các liên kết có liên quan dựa trên từ khoá tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, chúng cũng hiển thị các chủ đề tương tự mà mọi người đã tìm kiếm.
Ví dụ: tôi đã tìm kiếm cụm từ “What is habit-building?”. Khi ta tìm cách xây dựng thói quen, bạn có thể muốn biết cách hình thành thói quen hoặc mất bao lâu để xây dựng thói quen.
Tuy nhiên khi bạn viết về chủ đề này nhưng không thể nghĩ ra bất kì cách nào khác để có thể hoàn thành nód, thì đây là lúc tính năng “People also ask” xuất hiện và hỗ trợ bạn.
Như bạn thấy, những người khác đã tìm kiếm “habit building” – cũng có thể hỏi những điều như “How do you develop a habit?” “What is the 21 90 rule?” “How long does it take to build a habit” and “Why are 21 days a habit?”
Và như bạn đã thấy, một việc tìm kiếm đơn giản của Google đã gợi ý cho bạn 4 nội dung mới.
Tóm lại, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm với 1 vài từ khoá nào đó xuất hiện trong ý nghĩ của bạn, và xem những gì Google đã đề xuất cho bạn trong phần “People also ask”. Sau đó, bạn sẽ thấy 4 ý tưởng nội dung mà Google cung cấp miễn phí cho bạn.
2. Auto-correction
Ngay sau khi bạn bắt đầu nhập vào khung tìm kiếm, thuật toán của Google sẽ bắt đầu đề xuất các câu tự động hoàn thành. Chúng được dựa trên 1 thuật toán phản ánh các từ tìm kiếm giống nhau trong các lượt tìm kiếm trước đó. Có 1 cách chính mà bạn có thể thực hiện với Google Suggest và cải thiện danh sách nội dung của bạn. Thông qua các tìm kiếm cơ bản, công cụ này cung cấp cho bạn các ý tưởng về các cụm từ phổ biến nhất có liên quan đến những gì mà bạn đang tìm kiếm.
Tuy nhiên mục tiêu không chỉ là đưa ra ý tưởng nội dung, mà đó là lấy những gì mà mọi người đang hỏi hoặc đang tìm kiếm và là người đưa ra câu trả lời.
Thực hiện việc tìm kiếm về 1 chủ đề của bạn và xem những cụm từ nào phổ biến hiện lên khi bạn bắt đầu nhập nó vào khung tìm kiếm. Đó là cách nhanh nhất để lấy cảm hứng. Bạn có thể đi sâu hơn1 chút: chọn bất kỳ cụm từ nào và để Google Sheet đưa ra những gợi ý cho nó.
Tóm lại, 1 lần nữa, Google có thể giúp bạn với tính năng “auto-correction” của nó. Chỉ cần thử tìm kiếm các cụm từ khác nhau và xem những gì mọi người đang tìm kiếm có liên quan đến cụm từ đó.
3. Related searches
Và đây, công cụ thứ 3, bạn có thể kiểm tra phần cuối của trang và xem các tìm kiếm liên quan mà mọi người đang thực hiện. Khi bạn tìm kiếm 1 cụm từ trong Google, bạn sẽ thấy các tìm kiếm liên quan đến cụm từ của bạn trong phầm “Related Searches” ở phần cuối trang. Sẽ có 8 kết quả tìm kiếm được đề xuất tại đây. Việc sử dụng “Related searches”, bạn có thể có được thông tin chi tiết sâu sắc hơn về người đọc để bạn có thể tạo nội dung phù hợp và có giá trị mà họ và Google ưa thích, nhằm thúc đẩy SEO của bạn. Hơn nữa 8 kết quả tìm kiếm này cũng có thể có một vai trò khác: đây là những nội dung mà Google cung cấp miễn phí cho bạn. Và bằng cách sử dụng các tính năng “Auto-correction” và “ People also ask” với cụm từ mới, bạn có thể nhân rộng ý tưởng của bạn một cách dễ dàng hơn.
Giả sử bạn đã biết rằng họ cũng đang tìm kiếm “habit loop”, thì bạn có thể sử dụng “habit loop” làm điểm bắt đầu cho việc nghiên cứu nội dung của bạn trên Google để xem các phần “Auto-correction” và “People also ask” hoạt động hiệu quả như thế nào.
4. Trends
Google Trends cho phép bạn khám phá nhu cầu tìm kiếm của từ khoá hoặc chủ đề và xu hướng theo mùa kể từ nằm 2004. Các con số ở đây là tương đối, được chia tỷ lệ từ 0 đến 100 dựa trên mức độ phổ biến tương đối của cụm từ tìm kiếm. Nó cũng gợi ý cả. các chủ đề và các tìm kiếm liên quan cho từ khoá của bạn. Nếu bạn quan tâm đến việc so sánh mức độ phổ biến tìm kiếm theo thời gian của tối đa 5 cụm từ tìm kiếm.
Bạn có thể sử dụng Google Trends để giúp bạn khám phá chủ đề và cụm từ phổ biến – điều này được sử dụng để tạo loại nội dung thúc đẩy lưu lượng truy cập vào câu chuyện của bạn và thu hút người đọc.
5. Keyword planner
Khi bạn muốn tạo một nội dung thật hoành tráng, thì việc chỉ ngồi xuống và viết 1 điều gì đó thôi là chưa đủ. Nó cần phải được suy nghĩ thấu đáo hơn, hữu ích hơn và dễ tìm hơn khi mọi người cần nó.
Khi ai đó cần tìm câu trả lời cho vấn đề họ đang gặp phải, họ thường chuyển sang Google để tìm câu trả lời. Nếu nội dung của bạn được tạo bằng dữ liệu từ Google, điều đó sẽ giúp bạn có cơ hội giải quyết vấn đề của họ. Vậy làm cách nào để bạn tạo nội dung sử dụng dữ liệu từ Google. Bằng cách sử dụng 1 trong những công cụ riêng của Google – Keyword Planner – để nghiên cứu chính xác những gì mà mọi người đang tìm kiếm. Công cụ Keyword Planner sẽ cho bạn biết các cụm từ mà mọi người đang tìm kiếm, số lần họ tìm kiếm các cụm từ đó vào mỗi tháng, và mức độ cạnh tranh của chúng.
Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí – nó giúp bạn :
-
Khám phá các từ khoá mới
-
Nghiên cứu từ khoá
-
Lập kế hoạch
Từ ba chức năng chính được liệt kê ở trên, Google Keyword Planner là một công cụ rất hữu ích để nghiên cứu từ khoá cho mục đích tạo nội dung và SEO. Công cụ miễn phí này giúp bạn khám phá các cụm từ tìm kiếm, ước tính về khối lượng lượt tìm kiếm trung bình có các từ cụ thể mà bạn quan tâm, và phân tích các trang cạnh tranh để bạn có thể cải thiện nội dung của mình.
Tóm lại bạn đã có thể tìm hiểu được một số kỹ thuật được ưa thích để sáng tạo ý tưởng nội dung mới có bài viết của bạn.
Hoặc ngay lúc này ALIVE sẽ thay bạn làm công việc đó một cách tuyệt vời hơn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tạo ra nội dung mới thu hút hơn với các bài đăng quảng cáo trên Facebook, Instagram hoặc nếu bạn đã có 1 website nhưng hoạt động không hiệu quả, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện nó, và SEO hiệu quả hơn.