Blog từ lâu được xem là một trong những hình thức Marketing online quan trọng để các doanh nghiệp thể hiện và xây dựng phong cách cá nhân cho thương hiệu của mình. Để viết được những bài viết chất lượng, thoả mãn tiêu chí tìm kiếm của người xem, thu hút lượt người xem cao, đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng không phải là không có khả năng đối với những người mới bắt tay vào nghiệp viết, bạn đừng quá gấp gáp mà bỏ qua những tư duy, kĩ thuật cần thiết, hãy bắt đầu một cách chậm rãi thôi và nâng cấp kĩ năng từ từ.
3 điều cần lưu ý khi bắt tay vào viết nội dung
Hiểu cơ bản, viết bài cho website là việc đem những nội dung có khả năng đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người xem, nhằm tạo sự thu hút để có lượt người xem cao, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi thành tiền từ các quảng cáo trên blog hay website. Vì vậy, người viết nên tự đánh giá thường xuyên và tự hỏi, liệu những bài viết của mình đã đủ phong phú về nội dung chưa? để liên tục nâng tầm cho bài viết của mình so với thời điểm đầu khi mới bắt tay vào viết.
- Dùng từ ngữ, cách diễn đạt dễ hiểu cho bài viết
Để có thể truyền đạt dễ hiểu, thì không thể thiếu những nội dung tốt, rõ ràng, mạch mạc.
Điều quan trọng cần nhắm tới là tránh những từ ngữ, lối diễn đạt gây hiểu lầm hay những câu chữ gượng gạo. Câu chữ dễ hiểu cũng đồng nghĩa với việc dễ đọc, vì thế hãy lưu ý điều này để có thể dẫn dắt người xem đi đến đoạn cuối cùng của bài viết.
Nên chọn lọc từ ngữ và lối diễn đạt sao cho độ tuổi học sinh trung học vẫn có thể hiểu được, bám sát vào đối tượng này, và tưởng tượng ra lối viết, như vậy khả năng tiếp cận của bài viết tới phần đông người xem cũng sẽ cao hơn. Mấu chốt là bạn hãy chọn lối diễn đạt mạch lạc với những câu không dài ngoằng, từ ngữ gần gũi với thực tế đời sống. Có 1 mẹo nhỏ dành cho bạn là dùng những câu chuyện kể hoặc những ví dụ minh hoạ chính là những lối viết dễ hiểu. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh hay sơ đồ để minh họa cũng là một hình thức giải thích trực quan sinh động, giúp người xem dễ dàng hình dung và cấu trúc bài viết cũng dễ nhìn hơn.
- Sử dụng những ví dụ, hoàn cảnh cụ thể có liên quan để thể hiện sự thấu hiểu với người xem
Để người đọc muốn đọc đến những dòng cuối cùng, dùng bài viết làm tài liệu tham khảo,… thì đòi hỏi người viết phải tạo ra được thiện cảm và mối liên kết với người đọc.
Bạn có thể xây dựng mối quan hệ với độc giả của mình bằng cách nêu chi tiết về ngọn nguồn của những điều bạn đang viết để có được sự tin tưởng và để truyền đạt rằng bạn đồng cảm với những lo lắng của người đọc. Thêm một chút khéo léo dẫn dắt bạn sẽ có thể kéo trái tim người đọc đến cuối bài viết, vì vậy hãy luôn tập thói quen viết những gì bạn thích dưới góc nhìn của người đọc.
Mặt khác, những bài viết mang dấu ấn cá nhân hoặc áp đặt quan điểm của mình có thể bị người đọc không thích. Khi viết ý kiến riêng của bản thân người viết, bạn hãy sử dụng những trường hợp đã thực sự xảy ra và lưu ý về cách nói, chỉ nên cung cấp như một trong những thông tin tham khảo mà thôi.
- Chuẩn bị nội dung bài viết theo hướng giải quyết những thắc mắc, lo âu của nhiều người
Một trong những mục tiêu cuối cùng của một bài blog trên web là mong muốn đọng lại trong người đọc những ấn tượng tốt đẹp sau khi đọc bài. Còn điều gì khích lệ tốt hơn nữa khi bài viết của bạn có thể khiến người đọc cảm thấy “Thật hữu ích khi đọc bài báo này” hoặc thậm chí là “Tôi muốn đọc lại nó, vì vậy tôi sẽ đánh dấu để lưu lại trang có bài viết này”,… Để tạo ra được những thiện cảm đó, điều quan trọng là có thể nêu bật ra được các vấn đề, trả lời được những câu hỏi mà người đọc đặt ra và chỉ ra được hành động cần thực hiện là gì. Để làm được điều này, hãy nghiên cứu những cách thức tiếp cận các đối tượng khách hàng, suy nghĩ dựa trên quan điểm của người đọc và chuẩn bị trước các giải pháp hiệu quả để viết. Có như vậy, bài viết của bạn sẽ có khả năng khiến người đọc muốn quay trở lại để đọc những bài tiếp theo.
Mẹo hiệu chỉnh sau khi viết để giúp bài viết trở nên rõ ràng, bắt mắt hơn
Sau khi hoàn tất bài viết, bạn đừng quên là cần hiệu chỉnh câu chữ, bố trí, dàn trang để cho dễ đọc.
Hãy đảm bảo rằng không có lỗi đánh máy, các luận điểm cần phải nhất quán trước và sau và không có sự sai lệch so với hướng bạn đã định ra ban đầu, sau cùng là bước chỉnh sửa để bài đạt đến mức độ hoàn thiện cao nhất. Tuy nhiên, khi bạn chưa quen với việc viết lách, có thể nhiều người sẽ nói, “Tôi không biết chính xác phải sửa chỗ nào và sửa như thế nào.”
Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Đọc lên thành tiếng bài viết của mình để kiểm tra nhịp điệu của câu có nhịp nhàng, xuôi tai, dễ hiểu, hay chưa, từ đó bạn sẽ phát hiện ra những cụm từ khó đọc và những chỗ không phù hợp.
- Duy trì cách viết một cách nhịp nhàng, ổn định và liên tục
Tôi đã chia sẻ về việc chuẩn bị, trình tự viết, và cách tạo nội dung cho bài viết cho website như thế nào để ngay cả khi bạn chưa quen với việc viết bài cho website, bạn vẫn có thể tiếp cận những điều mà độc giả của bạn muốn bằng cách viết bài dựa trên những điểm nêu ở trên.
Tuy nhiên, việc viết blog không thể trở nên tốt hơn trong một sớm một chiều. Hãy cố gắng tiếp tục viết vì sẽ giúp bạn nâng cao trình độ của mình. Bạn có thể cải thiện kỹ năng viết web của mình và sử dụng chúng trong hoạt động tiếp thị của riêng bạn hoặc trở thành người viết content chuyên nghiệp đấy, hãy cố gắng kiên trì luyện tập viết nhé!